Da bị cháy nắng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm sau mỗi dịp đi du lịch hè. Da bị cháy nắng có trắng lại được không, cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày như thế nào cho hiệu quả hãy cùng phòng khám Pasteur cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
1. Da bị cháy nắng là do đâu?
Da bị cháy nắng là tình trạng thường gặp phổ biến trong thời tiết khí hậu nóng khắc nghiệt về mùa hè. Tình trạng xảy ra khi làn da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá lâu khiến cho da bị tổn thương. Nguyên nhân là do các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời xâm nhập gây nên các tổn thương cho da.
Cơ chế bảo vệ da tự nhiên của da sẽ sản sinh ra sắc tố melanin để giúp cơ thể bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với các tia UV có trong ánh nắng, thế nhưng khi làn da tiếp xúc với tia UV quá lâu, cơ thể sẽ không thể sản sinh các chất melanin để bảo vệ da khiến da bị cháy nắng.
Nếu da tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng khung giờ từ 12h trưa đến 16h chiều thì khả năng da bị tổn hại do cháy nắng rất cao. Nếu không chủ động những biện pháp bảo vệ da thường xuyên thì da không những bị cháy nắng mà còn có nguy cơ ung thư da rất cao.
2. Dấu hiệu cho thấy da bị cháy nắng
Dấu hiệu da bị cháy nắng do tia UV có trong ánh nắng mặt trời sẽ xuất hiện sau khoảng 6h khi tiếp xúc và biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn sau 12h. Tiếp xúc với ánh nắng càng lâu thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn và mức độ càng trở nên nghiêm trọng.
Việc không sử dụng kem chống nắng hoặc không che chắn kỹ khi đi ra ngoài nắng là nguyên nhân chính dẫn đến da tiếp xúc với tia UV khiến da bị rám nắng.
Những dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng:
✅ Da sưng đỏ, đau rát
✅ Cảm thấy da nóng khi chạm vào
✅ Da có nhiều vết mụn nước, dễ vỡ và bị khô, nhăn nheo
3. Hệ quả khi da bị cháy nắng quá lâu
– Da bị ửng đỏ: Khi da tiếp xúc với tia UV quá lâu sẽ khiến cho da bị tổn thương làm cho các mao mạch máu trong da bị vỡ hoặc giãn ra gây nên tình trạng da ửng đỏ, đau rát.
– Da bị sạm màu: Tại vùng da tiếp xúc với các tia UV có hại, các sắc tố melanin trên cơ thể sẽ được sản sinh ra nhằm bảo vệ làn da, điều này sẽ dẫn đến tình trạng da xuất hiện nám, tàn nhang cùng các đốm nâu trên da.
– Da khô sạm, bong tróc: Khi da bị cháy nắng do ảnh hưởng nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời có thể khiến da gặp phải tình trạng mất nước nghiêm trọng dẫn đến da bị bong tróc và có thể bị nứt hoặc chảy máu.
– Da bị phồng rộp: Da bị cháy nắng nặng có thể khiến vùng da tổn thương bị phồng rộp, có mủ dịch cần phải xử lý sớm nếu không da sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn.
– Da xuất hiện nhiều nếp nhăn: Khi da tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ tác động lên các sợi collagen và elastin của da khiến da bị lão hóa nhanh hơn, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Da bị cháy nắng sẽ tùy theo mức độ mà có thời gian phục hồi khác nhau. Khi da bị cháy nắng cần phải xử lý ngay lập tức để giúp da giảm nhiệt tránh những tác hại xấu cho da.
4. Cách chữa trị da bị cháy nắng đơn giản tại nhà
Nếu da bị cháy nắng bạn nên xử lý ngay theo những cách dưới đây:
✅ Rửa sạch vùng bị bỏng khi da bị cháy nắng với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, sử dụng xịt khoáng để cấp nước, cấp ẩm cân bằng cho da.
✅ Bôi các loại gel hoặc kem lô hội, kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu da sau khi bị cháy nắng.
✅ Nếu da bị phồng rộp thì không tự xử lý, đến ngay cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.
✅ Che chắn kỹ, hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong quá trình da hồi phục sau cháy nắng.
5. Bí quyết chữa da bị cháy nắng lâu ngày tại nhà
Để ngăn ngừa việc da bị cháy nắng thì che chắn, chăm sóc và bảo vệ da là vô cùng quan trọng.
✅ Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, chọn loại kem có chỉ số SPF phù hợp, bôi trước 30 phút khi đi ra ngoài, kết hợp với che chắn cẩn thận để hạn chế da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng.
✅ Sử dụng kem dưỡng ẩm và chăm sóc da theo quy trình khoa học ban ngày và ban đêm.
✅ Hạn chế ra ngoài lúc nắng cao điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ chiều.
✅ Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin giúp ngăn ngừa tình trạng da bị lão hóa.
✅ Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể tránh gặp phải tình trạng da khô sạm do thiếu nước.
6. Gợi ý một số mặt nạ tự nhiên chữa da bị cháy nắng
♦ Sử dụng nước cốt chanh
Hàm lượng axit có trong nước cốt chanh tươi là bài thuốc hữu hiệu để điều trị tình trạng da bị cháy nắng, làm sáng da và xóa bỏ các mảng da không đều màu do rám nắng.
Cách thực hiện:
- Nước chanh vắt lấy nước cốt
- Dùng bông gòn chấm nước chanh rồi thoa lên vùng da bị cháy nắng.
- Đợi 15 phút sau đó rửa sạch với nước mát.
- Thực hiện đều đặn ngày cách ngày để đạt hiệu quả.
♦ Sử dụng dưa leo
Các dưỡng chất vitami A, C, E có trong dưa leo sẽ cải thiện tình trạng da bị bỏng rát sau cháy nắng, dưỡng trắng da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ép 2-3 quả dưa leo lấy nước cốt.
- Cho nước cốt dưa chuột vào khay đá, làm lạnh.
- Dùng viên dưa chuột lăn vùng da bị cháy nắng trong 15-20 phút.
- Rửa lại bằng nước sạch, thực hiện tuần 2-3 lần để đạt hiệu quả.
♦ Sữa chua không đường
Sữa chua không đường có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc phục hồi làn da, cải thiện tình trạng da bị phồng rộp, cháy nắng mà không gây kích ứng da.
Cách thực hiện:
- Thoa sữa chua trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng.
- Massage nhẹ nhàng trong 30 phút.
- Rửa sạch bằng nước lạnh.
- Thực hiện tuần 2-3 lần để da bớt phồng rộp.
♦ Sử dụng nha đam
Gel nha đam giúp làm sạch, dưỡng ẩm và làm giảm tình trạng da cháy nắng. Nha đam có thể vừa dưỡng ẩm cho da vừa có tính chất kháng viêm rất tốt.
Cách thực hiện:
- Nha đam gọt sạch vỏ, lấy phần thịt nha đam có gel cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Thoa gel nha đam lên các vùng da bị cháy nắng trong 15 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu hơn.
- Rửa lại bằng nước sạch, thực hiện đều đặn 2-3 lần 1 tuần để đạt hiệu quả.
Tùy thuộc vào tình trạng cháy nắng, cơ địa mà lựa chọn cách chữa trị da bị cháy nắng lâu ngày sao cho hiệu quả. Hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ kết hợp với chăm sóc để da luôn khỏe mạnh, trắng sáng.