Nám, tàn nhang là vấn đề thường gặp của chị em phụ nữ, nhất là sau 30 tuổi. Việc xác định được nguyên nhân gây nám, tàn nhang sẽ giúp chị em sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
1. Nám da là gì?
Nám da là những đốm tròn nhỏ, sậm màu; có màu vàng, nâu vàng hoặc nâu sáng; xuất hiện trên da do sự gia tăng của sắc tố melanin.
Melanin đóng vai trò giúp chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV, tuy nhiên nếu được sản xuất quá nhiều, sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định tạo ra nám.
Nám thường xuất hiện chủ yếu ở chị em phụ nữ, tập trung ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám tuy không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ, khiến chị em thiếu tự tin trong cuộc sống.
Xem thêm: Nám da là gì?
2. Nguyên nhân gây nám da ở chị em phụ nữ
Nám hình thành do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính gây ra nám có thể kể tên như:
2.1. Thay đổi nội tiết
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra nám ở chị em, đặc biệt từ tuổi 30 trở đi. Nội tiết tố estrogen là một trong những chất rất quan trọng tạo nên vẻ đẹp nữ tính, sự uyển chuyển, mềm mại của người phụ nữ. Việc rối loạn nội tiết estrogen sẽ kích thích sản sinh melanin quá nhiều, dẫn đến hình thành nám trên da mặt.
Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh là những đối tượng dễ thay đổi nội tiết, có nguy cơ cao dễ bị nám nhiều nhất.
2.2. Ánh nắng mặt trời
Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ buộc da phải sản sinh một lượng lớn melanin. Sắc tố melanin tăng sinh quá mức ở trên da sẽ hình thành các mảng nám, tàn nhang.
2.3. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đã được chứng minh là nguyên nhân gây nám, tàn nhang ở phụ nữ. Nếu mẹ bị nám thì con gái có nguy cơ cao cũng bị nám. Theo các nhà nghiên cứu thì có khoảng 30% người bị nám là do yếu tố di truyền.
2.3. Stress, căng thẳng
Khi liên tục gặp phải những áp lực căng thẳng trong cuộc sống và công việc thì sẽ khiến tuyến yên của não hay còn gọi là tuyến nội tiết hoạt động quá mức, tinh thần luôn ở trạng thái căng thẳng nên sản sinh ngày càng nhiều sắc tố melanin, gây nám, tàn nhang.
2.4. Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Mất ngủ, thường xuyên thức khuya, chế độ ăn uống mất cân bằng, sử dụng nhiều chất kích thích, đồ uống có ga,… sẽ làm tình trạng nám, tàn nhang phát triển mạnh mẽ hơn.
2.5. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Nhiều chị em do không tìm hiểu, thiếu kiến thức đã vô tình sử dụng các loại kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường dẫn đến da bị dị ứng, bị bào mòn; dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như môi trường, khói bụi,… là nguyên nhân hình thành nám, tàn nhang.
2.6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài, các loại thuốc nhóm kháng sinh Cyclin,… sẽ làm thay đổi hormone nội tiết trong cơ thể, sự mất cân bằng nội tiết là nguyên nhân gây nám, tàn nhang trên da.
3. Có những loại nám nào trên da
Nám da mặt được chia thành 3 loại:
3.1. Nám mảng
Nám mảng là loại nám có chân nám nông, nằm ở lớp biểu bì tức lớp trên cùng của da. Nám mảng là nám dễ điều trị nhất trong các loại nám. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt.
3.2. Nám chân sâu
Nám chân sâu có màu sẫm, xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Chân nám thường nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Nám chân sâu là loại nám khó điều trị nhất và tốn nhiều thời gian nhất trong số các loại nám da.
3.3. Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là loại nám gồm cả nám mảng và nám chân sâu, có màu sẫm trên da và có chân nám nằm sâu vào hạ bì. Các vết nám thường xuất hiện rải rác, nhỏ như đầu tăm hoặc tập trung thành từng đám trên trán, cằm, má, sống mũi hoặc ở quanh mắt và hai bên gò má.
Xem thêm: Tại sao nám da phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới
4. Biện pháp phòng ngừa nám, tàn nhang hiệu quả
Để phòng ngừa nám hiệu quả cần phải kết hợp chế độ chăm sóc da, bổ sung vitamin, sinh hoạt khoa học.
4.1. Chăm sóc và bảo vệ da kỹ càng
Nên hạn chế tối đa để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, thường xuyên trước khi đi ra ngoài kết hợp với mũ nón để bảo vệ da.
Vệ sinh da mặt đúng quy trình skincare, dùng kem dưỡng để cung cấp các dưỡng chất và vitamin thiết yếu giúp da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
4.2. Bổ dung Vitamin cần thiết cho cơ thể
Việc cung cấp đầy đủ những vitamin như vitamin A, C, E, B12 kết hợp với uống nhiều nước sẽ giúp tái tạo da, ngăn chặn sự rối loạn của các hormone nội tiết, giảm thiểu sự xuất hiện của các vết mụn, nám, tàn nhang.
4.3. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Mỹ phẩm dùng cần phải đúng nguồn gốc và phù hợp với tính chất làn da. Việc lạm dụng mỹ phẩm để make up hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể sẽ gây tổn thương cho da, khiến da bị yếu, từ dó hình thành nám, tàn nhàng.
4.4. Giữ tinh thần lạc quan
Lo lắng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân khiến da luôn thiếu sức sống. Việc thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích có thể tác động làm thay đổi hormone trong cơ thể, gây ra nám.
Nguyên nhân gây nám, tàn nhang dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì tâm lý mặc cảm, tự ti khi bị nám là khó tránh khỏi. Việc điều trị nám đúng cách và kịp thời là cấp thiết để lấy lại làn da khỏe đẹp.