Phẫu thuật giảm cân được khuyến nghị cho những trường hợp béo phì khi các phương pháp ăn kiêng, tập thể dục và sử dụng thuốc giảm cân không hiệu quả.
Phẫu thuật giảm cân là gì? Mục đích của việc phẫu thuật? Có những phương pháp phẫu thuật nào? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn.
1. Phẫu thuật giảm cân là gì?

Phẫu thuật giảm cân là phương pháp cắt giảm diện tích dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày với mục đích giảm cân; chỉ định này dành riêng cho những bệnh nhân béo phì khi chế độ ăn kiêng, tập thể dục và các phương pháp khác không đem lại hiệu quả, hoặc khi bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng kèm theo như huyết áp cao, tăng cholesterol, bệnh khớp, tiểu đường,…
Xem thêm: Phẫu thuật giảm mỡ bụng
2. Chỉ định đối tượng
Phẫu thuật giảm cân chỉ dành cho những đối tượng sau:
♦ Tuổi từ 18 – 60 tuổi.
♦ Béo phì > 5 năm.
♦ BMI > 40 hoặc BMI > 35 có kèm theo một trong số các tiêu chuẩn dưới đây:
♦ Đái tháo đường type 2
♦ Rối loạn cảm xúc, tâm lý dẫn tới ảnh hưởng tới việc tham gia các hoạt động xã hội
♦ Béo phì liên quan tới hội chứng cuồng ăn tâm thần
♦ Hạn chế vận động (trong trường hợp béo phì là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về khớp)
♦ Bệnh lý về hô hấp như hen phế quản hoặc Hội chứng ngừng thở khi ngủ
♦ Có bằng chứng không đáp ứng với việc thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt.
♦ Bệnh nhân hợp tác và có khả năng duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, theo dõi theo chỉ định của bác sỹ.

Phẫu thuật giảm cân là một phần trong chương trình điều trị béo phì và không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Người bệnh cần được bác sĩ tư vấn chi tiết về chi phí và những rủi ro của phẫu thuật giảm cân. Bệnh nhân cần được xác định rõ mục đích và động lực của mình để tuân thủ nghiêm ngặt các thay đổi về ăn uống và sinh hoạt phẫu thuật, chỉ có như vậy mới có hiệu quả điều trị kéo dài và tránh tình trạng tăng cân trở lại.
3. Kỹ thuật phẫu thuật giảm cân
Hiện nay có 4 kỹ thuật chính được sử dụng để phẫu thuật giảm cân:
3.1. Phẫu thuật cắt vạt tạo dạ dày hình ống

– Kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất chiếm 50%
– Cắt một phần dạ dày tạo dạ dày hình ống
– Có khả năng giảm 50-60% trọng lượng thừa của cơ thể so với cân nặng chuẩn
– An toàn với tỷ lệ biến chứng thấp <1% và không thay đổi đường ruột
– Nhược điểm là không lấy lại được đoạn dạ dày bị cắt và có nguy cơ suy dinh dưỡng
3.2. Phẫu thuật nối thắt dạ dày kiểu Roux – Y

– Kỹ thuật được sử dụng ưu tiên thứ hai chiếm đến 40%.
– Làm nhỏ lại thể tích của dạ dày chỉ còn 50ml bằng cách nối tắt qua một phần lớn dạ dày xuống ruột non.
– Khả năng giảm trọng lượng thừa tương tự phương pháp phẫu thuật cắt vạt dạ dày hình ống.
– Tỷ lệ rõ và chảy máu ruột < 1% nhưng đây là phẫu thuật khá phức tạp đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm.
3.3. Phẫu thuật thắt đai dạ dày

– Kỹ thuật này hiện ít được sử dụng chỉ chiếm khoảng 7% vì khả năng giảm cân ít hơn.
– Sử dụng đai áp lực tùy chỉnh ở phần cao của dạ dày để điều chỉnh lượng thức ăn vào dạ dày.
– Phương pháp này hiệu quả không cao với khả năng chỉ giảm khoảng 20% trọng lượng thừa của cơ thể.
– Tỷ lệ biến chứng thấp nhỏ hơn 1%.
3.4. Phẫu thuật chuyển dòng mật tụy

– Kỹ thuật này ít được sử dụng nhất, chỉ chiếm khoảng 1% trong các phẫu thuật giảm béo.
– Phương pháp này có hiệu quả giảm cân tốt nhất với khả năng giảm được khoảng 60-70 % trọng lượng của cơ thể.
– Đây là phương pháp giảm cân có nguy cơ gây suy dinh dưỡng cao nhất nên cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng.
4. Quy trình phẫu thuật giảm cân
♦ Bước 1: Thăm khám và dặn dò

♦ Bước 2: Tiến hành phẫu thuật
– Người bệnh được gây mê toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật.
– Tiến hành mổ nội soi hoặc mổ mỡ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
– Cắt bỏ dạ dạy theo kỹ thuật và phương pháp đã thống nhất với bệnh nhân khi thăm khám.
♦ Bước 3: Giai đoạn phục hồi hậu phẫu
– Người bệnh được chuyển đến phòng hồi tỉnh và được theo dõi sát sao về tình trạng hô hấp, tim mạch sau mổ.
– Người bệnh lưu lại ít nhất 48h để theo dõi, sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và vệ sinh thay băng vết mổ thường xuyên.
5. Các biến chứng và ảnh hưởng phụ của phẫu thuật giảm cân
5.1. Biến chứng
– Phẫu thuật giảm cân thu nhỏ dạ dày là phương pháp xâm lấn sử dụng đến dao kéo, do đó nguy cơ và tỷ lệ biến chứng cao. Ước tính cứ 10 bệnh nhân mổ giảm cân thì có 1 bệnh nhăn gặp phải biến chứng.

– Những rủi ro liên quan đến phẫu thuật giảm cân phụ thuộc vào kỹ thuật mổ mở hay nội soi, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Những rủi ro biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
Phẫu thuật càng phức tạp thì nguy cơ biến chứng càng cao, ví như cắt tạo hình ống dạ dày, phẫu thuật nối tắt dạ dày, chuyển dòng mật tụy có nguy cơ gây biến chứng nhiều hơn các thủ thuật không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu như nội soi đặt bóng giảm cân.
5.2. Ảnh hưởng phụ
☑ Các vấn đề về tiêu hóa như khó nuốt, buồn nôn, nôn, trào ngược axit, táo bón, tiêu chảy.
☑ Da chảy xệ, suy dinh dưỡng
☑ Sỏi mật sau phẫu thuật, rụng tóc.
6. Những lưu ý sau phẫu thuật giảm cân
♦ Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Dạ dày sau khi thu nhỏ vẫn có thể giãn ra nếu người bệnh ăn quá nhiều trong một bữa. Người bệnh cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tăng cân trở lại.
♦ Ăn đủ chất dinh dưỡng: Phẫu thuật giảm cân có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là người bệnh rất dễ bị thiếu vitamin B9, vitamin B12, vitamin D, sắt, canxi. Cần ăn đủ chất với khẩu phần ăn đa dạng các nhóm để cung cấp đủ lượng calo cơ thể cần.
♦ Tập thể dục nhẹ nhàng và điều độ: Vận động nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp có một tinh thần sảng khoái, cơ thể dẻo dai, duy trì vóc dáng và cân nặng hiệu quả.
Phẫu thuật giảm cân là phương pháp chỉ tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ. Đây là kỹ thuật xâm lấn, sử dụng dao kéo nên cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề tại phòng khám hoặc bệnh viện đủ tiêu chuẩn.