Chi phí trị rạn da cho bà bầu tại nhà có đắt không? Ảnh hưởng đến em bé NTN

Tác giả: Anh Vân 236

Có các biện pháp phòng chống rạn da an toàn, tối ưu là cách tiết kiệm chi phí trị rạn da cho bà bầu tại nhà hiệu quả nhất. Dù không phải ai khi mang thai cũng có cơ địa bị rạn nhưng việc phòng tránh sẽ giúp giảm thiểu mức độ thấp nhất có thể.

Các mẹ bầu trong quá trình mang thai bị rạn thường khó có thể khắc phục ngay bằng những phương pháp sử dụng công nghệ có sự tác động như laser để tránh ảnh hưởng tới em bé. Vì vậy, thời gian điều trị rạn sẽ thường là sau khi sinh. Vết rạn để lâu sẽ trở nên cứng đầu, việc xử lý cũng sẽ mất thời gian và tốn kém chi phí hơn. Do đó, nếu không muốn lãng phí tiền cho việc trị rạn da sau sinh, chị em có thể thực hiện ngay các cách không tốn kém được chia sẻ trong bài viết.

Hướng dẫn mẹ bầu cách trị rạn tiết kiệm chi phí tại nhà
Hướng dẫn mẹ bầu cách trị rạn tiết kiệm chi phí tại nhà

1. Nguyên nhân khiến bà bầu thường bị rạn da

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ tăng trọng lượng cơ thể khiến một số vùng da kéo giãn, nhất là vùng bụng, hông và đùi. Làn da bị kéo căng dẫn đến các tế bào collagen và sợi elastin bị đứt gãy, làm xuất hiện những vết nứt nhăn nheo, gây mất thẩm mỹ.

Vết rạn xuất hiện ở mẹ bầu hay không cũng còn phụ thuộc vào từng cơ địa. Tuy nhiên, theo khảo sát, chỉ khoảng 10% phụ nữ mang thai không gặp tình trạng rạn da. Đa phần, các mẹ bầu thường bị rạn vùng bụng vào những tháng gần cuối thai kỳ, lúc này em bé phát triển lớn tạo áp lực mạnh cho làn da dễ xuất hiện các vết rạn có màu tím hoặc đỏ. Khi không được phòng ngừa hoặc điều trị sớm, vết rạn lâu dần sẽ chuyển sang màu trắng.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được các chuyên gia thẩm mỹ nhận định là nguyên nhân dẫn đến rạn da ở mẹ bầu. Vậy nên, nếu mẹ của bạn khi mang thai đã từng bị rạn da, việc tái diễn tương tự với bạn cũng rất dễ hiểu.

2. Cách tiết kiệm chi phí trị rạn da cho bà bầu tại nhà

Sẽ không biết chắc chắn chị em có bị rạn da khi mang bầu hay không nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc phòng ngừa bằng các cách đơn giản tại nhà không tốn nhiều chi phí góp phần làm giảm mức độ bị rạn cho mẹ bầu. Cho dù vào những tháng cuối thai kỳ, khi trọng lượng tăng lên, làn da bị rạn cũng sẽ ở mức độ nhẹ, lúc này dùng các phương pháp trị rạn da sau sinh sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.

2.1. Sử dụng dầu dừa trị rạn da cho bà bầu tại nhà

Quá trình mang thai của mẹ bầu sẽ chia làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ cần có những chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc da khác nhau. Vì vậy, dùng dầu dừa trị rạn da cũng sẽ khắc phục theo các biểu hiện rạn của từng giai đoạn mới có hiệu quả cao nhất.

– Ở giai đoạn 1 – 3 tháng: Giai đoạn này còn có thể gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, gồm 3 tháng đầu tiên trong chu trình mang thai. Lúc này, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu chưa có sự biến đổi nhiều nên làn da vẫn có độ đàn hồi tốt, vết rạn ít khi xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên giữ da có đủ độ ẩm bằng cách thoa dầu dừa mỗi ngày vào ban đêm để ngăn ngừa vết rạn xuất hiện, làn da luôn mịn màng, không nếp nhăn.

– Ở giai đoạn 3 – 6 tháng (tam cá nguyệt thứ 2): Một số mẹ bầu tăng cân nhanh có thể sẽ bị rạn da vào giai đoạn này. Còn nếu chưa xuất hiện vết rạn, việc chăm sóc da bụng bằng cách dưỡng ẩm vẫn nên làm thường xuyên. Để làm mờ vết rạn, mẹ bầu nên sử dụng thoa dầu dừa vào sáng và tối, massage nhẹ nhàng vài phút mỗi ngày, kết hợp bổ sung Vitamin A và C để cơ thể tăng sinh lượng collagen cho da, giúp nâng đỡ da giảm tình trạng rạn nặng.

– Ở giai đoạn 6 – 9 tháng: Đây là giai đoạn mẹ bầu bị rạn nhiều và nặng nhất vì vùng bụng, mông, đùi có sự kéo căng mạnh. Việc duy trì dùng dầu dừa để trị rạn vào mỗi sáng và tối vẫn cần thực hiện đều đặn. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy bổ sung thêm các loại Vitamin A, E và C để làn da có sự đàn hồi tốt, vết rạn bị làm mờ nhanh.

2.2. Trị rạn da cho bà bầu bằng nha đam

Nha đam là thành phần được sử dụng nhiều trong các dòng sản phẩm chăm sóc da như mặt nạ, kem dưỡng,… Trong nha đam có nhiều thành phần khoáng chất, vitamin có lợi cho da, độ lành tính cao, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Sử dụng nha đam để trị rạn cũng được các bác sĩ da liễu khuyên dùng vì có khả năng cấp ẩm cho da nhanh, nhiều dưỡng chất giúp da trở nên mềm mịn, đều màu.

Cách làm đơn giản là đắp trực tiếp gel nha đam lên vết rạn hoặc xay nhuyễn, kết hợp với bã cà phê, thoa lên vùng da bị rạn để làm mờ. Mẹ bầu có thể kết hợp sử dụng giữa nha đam và dầu ô liu cùng với sữa chua không đường tạo thành hỗn hợp giúp “xóa sổ” vết rạn nhanh.

Sử dụng nha đam trị rạn da cho mẹ bầu rất hiệu quả
Sử dụng nha đam trị rạn da cho mẹ bầu rất hiệu quả

2.3. Dùng lòng trắng trứng trị rạn da cho bà bầu

Lượng chất chống oxy hóa, protein trong lòng trắng trứng dồi dào nên hiệu quả trong việc giúp làn da được tái tạo nhanh, thúc đẩy sự liên kết của các sợi collagen để làm đầy vết rạn bị tổn thương. Cách trị rạn da bằng lòng trắng trứng khá đơn giản, mẹ bầu có thể thực hiện ngay tại nhà theo các bước:

– Sử dụng một quả trứng gà, tách lấy lòng trắng trứng vào một cái bát con.

– Nhỏ thêm vào 1 vài giọt nước cốt chanh, dầu dừa hoặc dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp.

– Vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước sạch, lau khô rồi thoa hỗn hợp lòng trắng trứng lên, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút.

– Đợi thêm vài phút, khi hỗn hợp đã khô thì rửa lại vùng da bị rạn với nước. Kiên trì sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi tuần để có làn da sáng mịn, căng bóng.

– Muốn tăng hiệu quả trị rạn, mẹ bầu có thể sử dụng thêm các loại kem trị rạn để phát huy tác dụng tốt nhất.

3. Cách phòng ngừa bị rạn da cho bà bầu

Các phương pháp trị rạn da cho bà bầu tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên dù không tốn chi phí nhưng về hiệu quả đòi hỏi phải có sự kiên trì. Cách tốt nhất để tránh bị rạn da là có thói quen phòng ngừa mỗi ngày với phương pháp đơn giản.

3.1. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần tác động đến tình trạng rạn da ở mẹ bầu. Không chỉ lượng collagen trong da thiếu hụt, bổ sung thiếu dưỡng chất sẽ khiến da bị khô, tạo cơ hội xuất hiện vết rạn nhanh hơn.

Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, hãy bổ sung đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống oxy hóa, vitamin có lợi cho da như A, B, E,… từ bơ, hạnh nhân, cà chua, dâu tây,… Các loại thực phẩm giàu Omega 3, 6 từ cá hồi, dầu cá, quả óc chó,… không chỉ tốt cho trí não của thai nhi mà còn hỗ trợ ngăn ngừa vết rạn hiệu quả.

3.2. Có khả năng kiểm soát cân nặng tốt

Hầu hết mẹ bầu khi mang thai đều muốn con mình sinh ra thông minh, khỏe mạnh nên nạp vào cơ thể rất nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc dư thừa dinh dưỡng khiến cơ thể mẹ tăng cân không kiểm soát và tích tụ nhiều mỡ thừa, từ đó dẫn đến hình thành những vết rạn da. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên nạp năng lượng vào cơ thể vừa đủ theo mức các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tránh ăn quá nhiều khiến vóc dáng khó lấy lại như cũ.

Biết cách kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ phòng ngừa xuất hiện rạn da
Biết cách kiểm soát trọng lượng cơ thể có thể phòng ngừa xuất hiện rạn da

3.3. Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như yoga vừa tốt cho em bé lại giúp tăng độ đàn hồi cho da. Khi vận động thường xuyên, các cơ khớp, làn da được dẻo dai, săn chắc, co giãn nhẹ nhàng nên hạn chế bị kéo căng mạnh, giảm tình trạng xuất hiện vết rạn.

3.4. Sử dụng kem chống nắng khi ra bên ngoài

Ảnh hưởng của các tia UV vào da sẽ làm cho các tế bào bị đứt gãy và trở nên yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng nám, rạn. Vì thế, để bảo vệ da trước tác nhân gây hại, bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài là điều cần thiết, chủ yếu chú trọng các vùng dễ bị rạn như ngực, mặt, bụng.

Trị rạn da cần thiết nhưng phòng ngừa rạn da ở bà bầu cũng quan trọng không kém. Phòng ngừa tốt sẽ giúp vết rạn nếu xuất hiện cũng ở mức độ nhẹ, thậm chí có thể ngăn ngừa hoàn toàn. Chỉ với các cách làm đơn giản giúp phòng ngừa hay trị rạn tối ưu trên đây, bà bầu đã có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí. Vừa an toàn mà lại hiệu quả, tại sao lại không áp dụng các cách tiết kiệm chi phí trị rạn da cho bà bầu tại nhà ngay hôm nay.

Bài viết liên quan