Tỏi ngâm mật ong có tốt cho gan không? Cẩn trọng kịch độc khi lạm dụng

Tác giả: Anh Vân 129

Tỏi ngâm mật ong từ lâu đã được biết đến là món bồi bổ sức khỏe, một bài thuốc quý trong dân gian. Nhưng tỏi ngâm mật ong có tốt cho gan không? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỏi ngâm mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại, ngộ độc gan khi dùng lượng quá lớn. Nguyên nhân chính đến từ hàm lượng allicin được sinh ra trong quá trình chế biến.

1. Tỏi ngâm mật ong có tốt cho gan không?

Tỏi ngâm mật ong là hỗn hợp bồi bổ sức khỏe được tạo nên từ hai nguyên liệu lành tính trong tự nhiên là tỏi tươi và mật ong nguyên chất. Công thức đơn giản nhưng sở hữu hàng loạt dưỡng chất có lợi như Photpho, Magie, Canxi, Kali, Sắt, Selen,…

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học hàng đầu đến từ Ấn Độ, công thức tỏi ngâm mật ong không tốt cho gan, thậm chí gây tổn thương, ngộ độc gan nếu sử dụng liên tục trong khoảng thời gian dài.

Bởi trong quá trình chế biến, hỗn hợp này sinh ra một lượng lớn chất allicin. Allicin hợp chất có lợi với công dụng cho quá trình khử độc gan nhưng chất này lưu lại trong cơ thể tương đối lâu nên nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược.

Tàn dư allicin trong tỏi ngâm mật ong tích tụ sinh ra độc tố làm tổn thương và suy giảm chức năng gan. Thậm chí với số lượng quá lớn, chúng còn gây ngộ độc gan. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chúng ta cần cân đối lượng tỏi ngâm mật ong sử dụng hàng ngày để hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất, tránh quá tải và tổn thương các cơ quan.

Ngoài gây hại cho gan, dùng quá nhiều tỏi ngâm mật ong cũng khiến chúng ta phải đối mặt với hàng loạt tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, tăng đường huyết, tạo ra mùi hôi cơ thể,…

Tàn dư allicin trong tỏi ngâm mật ong tích tụ sinh ra độc tố làm tổn thương và suy giảm chức năng gan
Tàn dư allicin trong tỏi ngâm mật ong tích tụ sinh ra độc tố làm tổn thương và suy giảm chức năng gan

2. Lợi ích khi dùng tỏi ngâm mật ong đúng cách

Là hai nguyên liệu lành tính, tỏi ngâm mật ong càng kết hợp đúng cách được nâng cao công dụng dụng và dược tính cho sức khỏe, sắc đẹp.

2.1. Chữa viêm xoang, viêm mũi

Tỏi và mật ong chứa dưỡng chất có lợi, hoạt chất có tác dụng tăng cường đề kháng đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm xoang.

2.2. Phòng và chữa bệnh dạ dày

Theo các báo cáo khoa học, tỏi ngâm mật ong có độ kết dính cao gấp 126 lần nước tinh khiết, là bài thuốc lý tưởng phòng và đẩy lùi các triệu chứng bệnh dạ dày như trào ngược, viêm, đau,…

2.3. Tăng cường khả năng ghi nhớ

Tỏi ngâm mật ong chứa hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa với tác dụng giảm tình trạng mất trí nhớ, hay quên và cải thiện sự tập trung. Bên cạnh đó, dịch chiết trong mật ong tỏi chứa hàm lượng axit kyolic có tác dụng bảo vệ não tránh những tổn thương, bệnh tật nguy hiểm.

2.4. Chữa bệnh tiểu đường

Tỏi tươi kết hợp cùng mật ong tiết ra hoạt chất insulin điều chỉnh lượng đường trong máu và phòng ngừa nguy cơ gây ra biến chứng bệnh tiểu đường.

2.5. Tốt cho hô hấp, tim mạch

Bài thuốc tỏi ngâm mật ong sở hữu tính ấm nóng cùng hàm lượng chất chống oxy hóa có tác dụng điều dưỡng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

2.6. Trị mụn, dưỡng da trắng mịn

Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, tỏi ngâm mật ong có tác dụng giảm tổn thường, làm dịu các tổn thương và làm sạch thâm sẹo. Trong tỏi ngâm mật ong cũng giàu allicin, vitamin có tác dụng bồi bổ và dưỡng sáng da từ sâu bên trong.

2.7. Trẻ hóa làn da

Tỏi ngâm mật ong sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa cao hiệu quả trong thúc đẩy nội tiết tố, tăng cường sản sinh collagen, làm mờ vết chân chim giúp da luôn căng bóng, trẻ trung như tuổi đôi mươi.

3. Bật mí cách chế biến, bảo quản biến tỏi ngâm mật ong thành thần dược

Chế biến tỏi ngâm mật ong với liều lượng cân bằng, bảo quản hợp lý, chúng ta có được “thần dược” lành tính với mức giá hợp lý.

3.1. Cách làm tỏi ngâm mật ong chuẩn khoa học

Chuẩn bị 15gr tỏi tươi, chú ý lựa chọn các củ mới, không bị dập hay có dấu hiệu bị hỏng. Mật ong rừng tinh chọn 100ml loại nguyên chất không pha trộn tạp chất, chất tạo ngọt. Cuối cùng, đừng quên một lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín.

Cách thực hiện

Bước 1: Phần tỏi đã chuẩn bị loại bỏ toàn bộ vỏ, rửa sạch lại với nước và để ráo hoàn toàn tự nhiên trước khi ngâm mật ong.

Bước 2: Cắt tỏi thành các lát mỏng, xay nhuyễn hoặc đập dập sao cho hấp thụ trọn vẹn tinh chất quý từ mật ong.

Bước 3: Khử trùng thật sạch lọ thủy tinh và làm khô hoàn toàn trước khi bắt đầu ngâm tỏi và mật ong.

Bước 4: Xếp dần tỏi vào lọ đồng thời chắt mật ong từ từ ngập đầy các phần tỏi và đóng chặt nắp.

Hỗn hợp dùng được sau khoảng 3 tuần và phát huy hiệu quả tốt nhất từ sau 3 – 6 tháng.

Chế biến tỏi ngâm mật ong đúng cách để phát huy công dụng tuyệt vời
Chế biến tỏi ngâm mật ong đúng cách để phát huy công dụng tuyệt vời

3.2. Bảo quản tỏi ngâm mật sao cho đúng?

Hỗn hợp tỏi ngâm mật ong chỉ phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe khi được bảo quản đúng cách. Sau khi ngâm tỏi ngâm mật ong trong lọ, cần bảo quản ở nơi thoáng mát, trong tủ lạnh hoặc nơi có nhiệt độ từ 20 – 25 độ C.

Bảo quản đúng cách và giữ vệ sinh khi sử dụng, công thức bồi bổ sức khỏe này có hạn sử dụng đến 1 năm. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy màu sắc, mùi vị lạ không phải hương thơm mật ong và mùi cay đặc trưng của tỏi, cần dừng sử dụng để tránh rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, ngộ độc,…

4. Lưu ý dùng tỏi ngâm mật ong an toàn cho sức khỏe

Để tận dụng trọn vẹn những dưỡng chất có lợi trong tỏi ngâm mật ong đồng thời không bị các biến chứng, tác dụng phụ cho gan kể trên, người dùng cần nắm một số lưu ý quan trọng như sau:

Nên dùng vào các buổi sáng để phát huy công dụng

Buổi sáng là thời điểm dùng tỏi ngâm mật ong tốt nhất vì đây là khoảng thời gian hệ tiêu hóa hoạt động ổn định nhất.

Khi dùng, phái đẹp pha khoảng 2 thìa mật ong tỏi với 200mll nước ấm và thưởng thức trước bữa sáng 30 – 45 phút.

Tuyệt đối không dùng nước tỏi mật ong sau khi ăn no để tránh đầy bụng và rối loạn tiêu hóa khó chịu trong cả ngày dài.

Không dùng tỏi ngâm mật ong sát giờ đi ngủ

Các chuyên gia không cấm dùng tỏi ngâm mật ong vào buổi tối nhưng việc dùng sát giờ đi ngủ là không nên. Bởi trước giờ đi ngủ cơ thể mệt mỏi sau cả ngày dài nên khó tiêu thụ được hết dưỡng chất trong hỗn hợp.

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây tích tụ độc tố gây nhiễm độc và suy giảm chức năng gan. Vì vậy, nếu muốn dùng tỏi ngâm mật ong thư giãn vào buổi tối, chúng ta cần dùng trước ít nhất 1 – 2 giờ để cơ thể kịp hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất và ngăn chặn độc tố nguy hiểm cho sức khỏe.

Chỉ sử dụng tỏi ngâm mật ong khi “tới độ”

Tỏi ngâm mật ong dùng được sau một tuần nhưng tác dụng không đáng kể. Nên dùng sau 3 – 6 tháng để phát huy tất cả công dụng và bảo vệ các hệ cơ quan khỏi nguy cơ nhiễm độc.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không dùng các phần tỏi ngâm đã để quá lâu, bảo quản sai cách khiến các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch,…

Sử dụng lượng vừa đủ, 15 – 20gr mỗi ngày

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hàm lượng 15 – 20gr tỏi ngâm mật ong đảm bảo cân bằng và phát huy hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe sắc đẹp. Trường hợp sử dụng hàng ngày, nên giảm lượng xuống một chút để không khiến cơ thể bị “bội thực” dưỡng chất.

Tránh tuyệt đối không dùng dùng cho trẻ em, phụ nữ mang bầu

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tuyệt đối không được dùng tỏi ngâm mật ong vì hệ tiêu hóa chưa phát triển ổn định nên dễ bị tác động tiêu cực bởi các hoạt chất trong tỏi và mật ong. Từ đó gây hàng loạt các bệnh nguy hiểm như ngộ độc, táo bón, dạ dày,…

Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp, bệnh gan,… cùng cần tránh xa thực phẩm này vì chúng có tính nóng, dễ gây rối loạn nội tiết và suy giảm chức năng.

Để tận dụng trọn vẹn những dưỡng chất có lợi trong tỏi ngâm mật ong đồng thời không bị các biến chứng
Để tận dụng trọn vẹn những dưỡng chất có lợi trong tỏi ngâm mật ong đồng thời không bị các biến chứng

Tỏi ngâm mật ong có tốt cho gan không? Các chuyên gia sức khỏe nhận định đây là bài thuốc hỗ trợ sức khỏe tốt nhưng dễ gây ảnh hưởng đến gan nếu dùng trong khoảng thời gian dài. Sau khi có được giải đáp, phái đẹp hãy áp dụng ngay và đừng bỏ qua những lưu ý, cảnh báo sức khỏe để chăm sóc cơ thể một cách làm mạnh.

Bài viết liên quan