Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Tác giả: Trần Tuyết 161
Vết rạn da đỏ thường là các vết rạn mới hình thành, theo thời gian sẽ dần chuyển sang màu hồng hoặc màu trắng bạc. Việc điều trị các vết rạn da màu đỏ thường đem lại kết quả khả quan hơn những vết rạn da đã đổi màu do hình thành lâu năm.

 

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ
Vết rạn da đỏ là các vết rạn khi mới xuất hiện, qua thời gian nó sẽ chuyển thành màu trắng hoặc màu hồng.

1. Nguyên nhân hình thành vết rạn da đỏ

Rạn da là hệ quả của việc elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy. Tình trạng này thường xảy ra do da bị kéo căng và giãn quá mức.

Lúc mới xuất hiện các vết rạn da thường có màu đỏ hoặc màu tím bởi mao mạch bên trong bị tổn thương. Nhưng theo thời gian, các vết rạn này sẽ chuyển dần sang màu hồng hoặc màu trắng bạc. Một số nguyên nhân gây ra vết rạn da đỏ phổ biến:

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ
Di truyền là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về da, trong đó có rạn da.
  • Sử dụng thuốc corticoid: Đây là loại thuốc thường được dùng để điều trị một số bệnh da liễu và các rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên loại thuốc này cũng có khả năng làm tăng nồng độ cortisone trong cơ thể khiến lượng collagen bị thiếu hụt và tăng nguy cơ hình thành vết rạn đỏ.
  • Tập luyện quá mức: Luyện tập là một phương pháp rất tốt để cải thiện độ đàn hồi và giảm tình trạng da kéo giãn quá mức. Nhưng nếu bạn tập luyện quá mức thì tình trạng rạn da sẽ xuất hiện nếu tốc độ phát triển của cơ bắp nhanh hơn khả năng giãn của da.
  • Mang thai: Là nguyên nhân gây rạn da phổ biến nhất, do thời gian này cơ thể người mẹ có thể phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn khiến da bị kéo căng gây đứt gãy collagen làm hình thành các vết rạn.
  • Dậy thì: Giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao, cân nặng và cơ bắp có thể làm cấu trúc da bị kéo giãn và tổn thương.
  • Tăng cân nhanh/Béo phì: Tăng cân nhanh hay bép phì cũng là yếu tố nguy cơ cao khiến elastin và collagen trong cấu trúc bị hư hại.
  • Phẫu thuật: Nếu bạn thực hiện phẫu thuật nâng ngực hoặc mông thì có khả năng những vùng da đó có thể hình thành các vết rạn do bị kéo giãn đột ngột.

2. Rạn da đỏ có nguy hiểm không?

Nhiều người lầm tưởng rằng rạn da đỏ có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn rạn da màu trắng bạc. Tuy nhiên vết rạn có màu đỏ thường không gây hại đến sức khỏe mà ngược lại, các vết rạn da đỏ còn có mức độ tổn thương thấp và đáp ứng tốt với điều trị hơn rạn da lâu năm. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì các vết rạn da đỏ có thể chuyển sang màu trắng bạc và trở nên khó điều trị hơn.

3. Cách cải thiện rạn da đỏ tại nhà

Rạn da đỏ là thời điểm các vết rạn mới xuất hiện. Khi nó đang còn ở trong phạm vi nhỏ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện rạn da đỏ ngay tại nhà chắc cách:

3.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cho làn da, duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải để hạn chế hình thành các vết rạn da. Ngoài ra, khi bổ sung các thực phẩm lành mạnh còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da và thúc đẩy sản sinh collagen bị thiếu hụt do rạn da xảy ra.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da và thúc đẩy sản sinh collagen
Một số thực phẩm giúp hạn chế vết rạn da đỏ:
  • Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, bơ, các loại hạt sẽ giúp bổ sung thêm collagen giúp nâng đỡ và duy trì độ đàn hồi cho da.
  • Thực phẩm giàu acid béo có trong các loại hạt, dầu thực vật, bơ, trứng,… có thể duy trì độ ẩm cho da, phục hồi tế bào tổn thương và hạn chế nguy cơ hình thành vết rạn mới.
  • Vitamin và khoáng chất trong rau xanh, củ, nấm, trái cây,… hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp loại bỏ sắc tố đậm màu và tăng sức đề kháng cho da.
Ngoài bổ sung các chất thì bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, đạm hay tinh bột, nước có gas, cà phê, rượu bia… vì các loại thực phẩm này có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng hoặc giảm độ đàn hồi của da khiến vết rạn da lan rộng hơn.

3.2 Tập luyện thể thao đều đặn

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn còn có thể làm giảm vết rạn đỏ bằng cách tập luyện thể thao một cách khoa học. Tập luyện với cường độ hợp lý sẽ giúp cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa và giúp da săn chắc hơn. Khi làn da có độ đàn hồi tốt thì có thể giảm bớt nguy cơ hình thành các vết rạn đỏ trên da.
Đặc biệt, trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu chủ động luyện tập từ những tháng đầu thai kì, các vết rạn sẽ ít xuất hiện hơn.

3.3 Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập thì bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mờ vết rạn đỏ trên da. Sử dụng kem dưỡng đều đặn có thể giúp da căng bóng, làm mờ vết nhăn và vết rạn. Việc cung cấp đủ ẩm cho da có thể cải thiện độ đàn hồi, giảm nguy cơ hình thành các vết rạn mới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng chứa vitamin C để chống lão hoá, loại bỏ sắc tố đen sạm, thúc đẩy sản sinh collagen cho làn da bị rạn. Tuy nhiên khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên chọn các loại phù hợp với làn da và đến từ các thương hiệu uy tín để tránh tình trạng kích ứng da.

3.4 Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Có một số biện pháp từ thiên nhiên có thể cải thiện tình trạng rạn da đỏ một cách an toàn, lành tính phù hợp với những người có làn da nhạy cảm. Trong đó nổi bật là một số nguyên liệu:
  • Dầu dừa: Bởi thành phần có chứa hàm lượng cao acid béo và polyphenol nên dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm da, giúp giảm tình trạng khô ráp và làm mờ đi các vết rạn đỏ. Bạn chỉ cần massage dầu dừa lên vùng da bị rạn đỏ trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng rạn da.
  • Mật ong: Là nguyên liệu khá quen thuộc trong quá trình chăm sóc da do thành phần mật ong có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, acid amin và vitamin E. Bạn có thể sử dụng mật ong lên vùng da bị rạn có thể duy trì độ ẩm cho da và phục hồi những tổn thương ở tế bào.
    Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

    Mật ong có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, acid amin và vitamin E giúp phục hồi các vết rạn da.

  • Quả bơ: Ngoài chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào thì bơ còn chứa acid amin, vitamin E, khoáng chất,… rất tốt cho da. Bạn có thể dùng mặt nạ bơ mỗi ngày cho vùng da bị rạn để dưỡng ẩm và làm mờ vết rạn đỏ.
Những cách trị rạn da tại nhà tương đối lành tính nhưng hiệu quả chậm và cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Nhưng bạn có thể phối hợp các biện pháp với nhau để tăng tác dụng cải thiện vết rạn da đỏ.

4. Các phương pháp điều trị vết rạn da đỏ

Do các vết rạn đỏ thường có mức độ tổn thương nhẹ và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị nên bạn có thể sử dụng thuốc đặc hiệu và áp dụng một số liệu pháp xâm lấn để nhanh chóng xoá đi vết rạn da.

4.1 Sử dụng thuốc bôi trị rạn da

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ
Điều trị rạn da có thể sử dụng các kem bôi trực tiếp lên da

Việc sử dụng các loại thuốc bôi trị rạn da luôn cần sự tư vấn từ các bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cũng như mức độ an toàn vì mỗi người có một cơ địa khác nhau. Nhưng các loại thuốc bôi này thường có chứa Vitamin A, được bôi trực tiếp lên các vết rạn giúp phục hồi collagen & elastin để làm mờ đi vết rạn và hạn chế gặp các vết rạn mới.

4.2 Điều trị rạn da bằng liệu pháp xâm lấn

Một số liệu pháp xâm lấn điều trị vết rạn đỏ mà bạn có thể tham khảo:
  • Laser: Đây là liệu pháp này chiếu trực tiếp tia laser lên vết rạn nhằm phục hồi collagen trong da. Liệu pháp này đem lại kết quả khá tốt với các vết rạn da mới hình thành.
  • Chemical peel: Đây là liệu pháp sử dụng acid (AHAs hoặc BHAs) nồng độ cao để loại bỏ đi lớp biểu bì da. Liệu pháp này cần được thực hiện nhiều lần nhằm loại bỏ nám sạm, vết rạn và vết nhăn.
Tuy nhiên các liệu pháp xâm lấn này không thể áp dụng cho phụ nữ mang thai và người có làn da mỏng, nhạy cảm.

4.3 Điều trị rạn da bằng liệu pháp không phẫu thuật Dermal Extra

Dermal Extra là một trong những công nghệ tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Pasteur. Đây là phương pháp điều trị rạn da tiên tiến bậc nhất, ứng dụng tinh hoa y học kết hợp với công nghệ hiện đại. Bằng cách sử dụng ánh sáng quang học kết hợp với tần số vô tuyến tác động vào từng vùng da rạn mà không gây tổn thương da.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ
Dermal Extra là công nghệ trị rạn tại phòng khám chuyên khoa da liễu Pasteur
  • Sử dụng máy DermalBooster XL tác động tạo ra các tần số vô tuyến điều khiển nhiệt không dao kéo, kích thích sản sinh collagen & elastin, giúp lấy lại cấu trúc ban đầu của da.
  • Thực hiện điện di hoạt chất Bio Cell chiết tách từ tế bào cuống rốn nhau thai Hươu và hoạt chất Titan được đưa sâu vào trong các tế bào vùng rạn.
  • Máy Micro Lifting sẽ tác động giữ lại các dưỡng chất ổn định kết cấu da.
  • Chỉ với duy nhất 1 liệu trình điều trị, công nghệ Dermal Extra giúp đánh bay đến 95% các vết rạn.
Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da có màu đỏ. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức để phòng tránh, điều trị vết rạn da đỏ một cách hiệu quả.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Vết rạn da đỏ là các vết rạn khi mới xuất hiện, qua thời gian nó sẽ chuyển thành màu trắng hoặc màu hồng.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Di truyền là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về da, trong đó có rạn da.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Bổ sung các thực phẩm lành mạnh còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da và thúc đẩy sản sinh collagen

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Mật ong có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, acid amin và vitamin E giúp phục hồi các vết rạn da.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Điều trị rạn da có thể sử dụng các kem bôi trực tiếp lên da

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da đỏ

Dermal Extra là công nghệ trị rạn tại phòng khám chuyên khoa da liễu Pasteur

Bài viết liên quan