Cách tính tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam chính xác nhất
Tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam giới thường được tính theo chỉ số BMI, từ đó tính ra sự cân đối của cơ thể. Theo các chuyên gia thể hình, phái mạnh cần nắm chắc các thông số này để biết mình nên cải thiện, nâng cao sức khỏe như thế nào.
1. Phương pháp xác định tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam
Công thức tính tỉ lệ về chiều cao và cân nặng ở nam giới được sử dụng nhiều nhất là BMI (Body Mass Index). BMI được tính theo công thức: Cân nặng / (chiều cao x chiều cao), trong đó cân nặng được tính theo đơn vị kg, chiều cao tính theo mét (m). Ví dụ 1 người cao 1m70, nặng 65kg sẽ có chỉ số BMI = 65 / (1,7 x 1,7) = 22,4 là mức bình thường, thể hình cân đối.
Đối với nam giới đã trưởng thành, chỉ số BMI được đánh giá theo mức:
– Hơi gầy, thiếu cân: BMI < 20
– Khỏe mạnh bình thường: BMI từ 20 – 25
– Thừa cân mức độ nhẹ: BMI từ 25 – 30
– Cảnh báo mức độ béo phì: BMI từ 30 – 40
– Mức độ béo phì nghiêm trọng: BMI > 40
Tuy nhiên, BMI sẽ không thể đo được tình trạng mỡ thừa, hay các vị trí phát triển không bình thường. Vì thế, để tính tỉ lệ một cách chuyên sâu, cần kết hợp thêm các phương pháp đo lường mức độ mỡ khác như: đo độ dày nếp da, trở kháng điện sinh học (BIA), siêu âm, chụp cắt lớp…
2. Tỉ lệ chiều cao và cân nặng lý tưởng nhất cho nam giới
Mức độ chuẩn về chiều cao và cân nặng ở mỗi quốc gia, châu lục sẽ khác nhau do đặc thù của mỗi khu vực. Theo đó, tỉ lệ về chiều cao và cân nặng của nam giới tại Việt Nam được các chuyên gia thể hình đưa ra tham khảo trong bảng dưới.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ phát triển chiều cao của nam giới
Có rất nhiều yếu tố quyết định tới chiều cao của nam giới, trong đó có 4 yếu tố quan trọng nhất:
+ Di truyền: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chiều cao trong giai đoạn phát triển, bởi bố mẹ cao thì cao thường sẽ cao và ngược lại. Có nhiều trường hợp bố mẹ thấp nhưng con vẫn cao, tuy nhiên số này không đáng kể khi so với phần còn lại.
+ Dinh dưỡng: Sự phát triển của khoa học đã giúp cho khả năng hấp thu, phát triển chiều cao của nam giới tăng lên đáng kể. Ngược lại, một số gia đình không nạp đủ sữa và các dưỡng chất trong quá trình dậy thì thì nguy cơ “nấm lùn” là rất cao.
+ Tập luyện: Ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn phát triển chiều cao, thường những bạn trai dậy thì tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền… sẽ có chiều cao nổi bật hơn nhóm lười vận động. Do vận động giúp đưa các dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể, kích thích phát triển chiều cao một cách tốt nhất.
+ Nghỉ ngơi: Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao, không thể bỏ qua lịch ngủ nghỉ của phái mạnh. Bởi nạp nhiều dinh dưỡng và tập luyện sẽ cần có thời gian nghỉ ngơi khoa học để cơ thể được phục hồi, hấp thu hết các dưỡng chất nạp vào, từ đó kích thích tăng trưởng chiều cao cho phái mạnh.
4. Cách phát triển chiều cao và cân nặng chuẩn cho phái mạnh
Một trường hợp nổi bật là ngôi sao Scott McTominay của CLB Manchester United, khi sinh nhật tuổi 18 chỉ cao 1m68, nhưng chỉ 18 tháng sau chàng trai sinh tại Lancaster đã tăng tới 18cm và đạt chiều cao 1m93 trước tuổi 20. Theo các báo cáo về mức độ phát triển chiều cao, nam giới có khả năng phát triển chiều cao đến năm 25 tuổi, vì vậy đừng nản chí trước những cơ hội phát triển chiều cao cho mình.
4.1. Đảm bảo dinh dưỡng nạp vào
Canxi là thành phần mà bất kỳ ai cũng phải nạp trong quá trình phát triển chiều cao của mình. Tuy nhiên một mình canxi là không đủ, nam giới cần bổ sung đa dạng dưỡng chất để tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu dưỡng chất phát triển chiều cao như vitamin D (thông qua tắm nắng sáng sớm), vitamin D3, vitamin K2…
Những thực phẩm phù hợp nhất để phát triển chiều cao là: sữa tươi, hải sản, cá biển, cải bó xôi… Ngoài ra, cũng cần hạn chế sử dụng các loại bánh quy, bánh ngọt chứa nhiều đường, thức ăn nhanh nhiều giàu mỡ hay các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
4.2. Duy trì các hoạt động thể dục, thể thao
Ở một số nam giới có quá trình dậy thì diễn ra muộn, việc duy trì các bài tập thể dục, chơi thể thao là rất cần thiết. Do các hoạt động kích thích làm giãn cơ như: lên xà, yoga, bơi lội sẽ giúp cơ xương đỡ bị chèn ép, giúp quá trình phát triển xương diễn ra hiệu quả. Thời gian để thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ dao động từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tăng cường sức khỏe, loại bỏ mỡ thừa và các nguy cơ bệnh tật.
4.3. Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Học cách nghỉ ngơi hợp lý là một cách tăng chiều cao mà rất ít bạn trẻ thực hiện được, do thói quen sử dụng điện thoại, máy tính để chơi game, lướt MXH khiến giấc ngủ của giới trẻ hiện nay thường rơi vào 1 – 2 giờ sáng. Trong khi cơ thể cần phải bắt đầu giấc ngủ từ 9 – 10 giờ tối, quan trọng nhất là từ 11 giờ tối đến 1 giờ đêm, khi cơ thể sản sinh các hormone tăng trưởng nhất.
4.4. Xây dựng môi trường sống vui vẻ, lành mạnh
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tràn ngập năng lượng tích cực sẽ hạn chế được nguy cơ bị ốm vặt ảnh hưởng tới quá trình hấp thu. Bên cạnh đó, nam giới luôn vui vẻ yêu đời cũng giúp nâng cao hiệu quả tập luyện và kích thích hormone tăng trưởng nhiều hơn so với những người hay suy nghĩ, căng thẳng kéo dài.
Tỉ lệ cân nặng và chiều cao của nam giới sẽ phản ánh về mức độ cân đối của cơ thể phái mạnh. Hãy áp dụng ngay một chế độ tập luyện và ăn uống thật khoa học để cải thiện vóc dáng, phát triển chiều cao của phái mạnh.