1. Những người dễ bị rạn da khi mang thai
1.1 Có người thân bị rạn da khi mang thai
Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc làn da của chúng ta. Nếu có mẹ, bà ngoại hay chị em gái bị rạn da khi mang thai, có làn da đàn hồi kém thì mẹ bầu sẽ có khả năng bị rạn da khi mang thai cao hơn người khác.
1.2 Đã bị rạn da ở tuổi dậy thì
Không chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai mà còn rạn da còn có thể hình thành từ quá trình dậy thì của người phụ nữ. Trong 2 thời gian này, sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ có thể làm tăng khả năng xuất hiện vết rạn trên da. Vì thế, những mẹ bầu đã bị rạn da khi dậy thì nên chăm sóc da cẩn thận trong giai đoạn mang thai để giảm thiểu tình trạng rạn da.
1.3 Tăng cân nhanh trong thai kỳ
Tăng cân nhanh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rạn da. Dù là trong khi mang thai mẹ cũng nhớ duy trì mức cân tăng từ 11-16kg như các bác sĩ khuyến cáo để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai. Ở một số mẹ bầu mang thai đôi hoặc thai nhi to so với thể trạng của mẹ thì nguy cơ rạn da cũng cao hơn.
1.4 Mang thai khi còn trẻ
Khi còn trẻ. làn da của chúng ta thường có độ căng cao và giảm dần theo thời gian. Chính vì cấu trúc da căng và chưa co giãn nhiều nên khi mẹ bầu trẻ, tăng cân nhiều sẽ tạo thành nguy cơ rạn cao hơn so với các mẹ bầu khác. Nhưng bù lại, da của những mẹ bầu trẻ cũng có khả năng hồi phục, tái tạo nhanh.
2. 3 dấu hiệu cảnh báo rạn da khi mang thai
Dù biết mình có nguy cơ cao, nhưng việc phát hiện nguyên nhân và thời điểm tình trạng rạn da xuất hiện mới giúp mẹ bầu tìm cách phòng tránh, hạn chế tình trạng rạn da một cách tốt nhất. Và những dấu hiệu đó là:
2.1 Bụng to ra rất nhanh
Hiện tượng này thường gặp từ giai đoạn giữa và cuối thai kì (khoảng tháng thứ 6, 7). Vào thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh khiến bụng của mẹ bầu to lên từng ngày. Tình trạng này có thể khiến da bị căng nên đột ngột làm các sợi collagen bị đứt gãy, dẫn đến hiện tượng rạn da ở mẹ bầu.
Đây cũng là hệ quả của việc ăn uống thả phanh, không kiểm soát cân nặng khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng trong suốt thai kì để giảm thiểu nguy cơ bị rạn. Mỗi bà bầu chỉ nên tăng khoảng 14kg và duy trì một chế độ ăn đầy đủ chất với nhiều rau xanh, hoa quả, sữa tươi và tránh các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, chất béo hay đồ ăn nhanh…
2.2 Ngứa hoặc khó chịu vùng bụng
Tình trạng ngứa bụng thường gặp nhiều từ giữa đến cuối thai kỳ, khi thai nhi có sự phát triển nhanh, tử cung của mẹ bầu cũng lớn dần kéo căng da vùng bụng. Nếu cảm thấy ngứa nhiều ở vùng bụng, có thể là collagen và sự đàn hồi của da bụng đã bắt đầu bị tổn thương, đứt gãy dẫn đến các vết rạn hình thành.
2.3 Những chấm đỏ xuất hiện trên bụng
Rạn da bình thường không xuất hiện ngay thành hình, mà nó được hình thành từ các mảng ban đỏ nhỏ li ti trên bụng mẹ bầu. Bởi thế, khi bắt đầu thấy những nốt đỏ li ti xuất hiện trên bụng, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc da bụng cẩn thận hơn.
Khi thấy cơ thể xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu trên, mẹ bầu nên bôi kem chống rạn ngay và bôi thường xuyên. Lưu ý lựa chọn loạn kem chống rạn của thương hiệu uy tín, ưu tiên thành phần tự nhiên.
3. Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu rạn da?
3.1 Làm giảm cảm giác khó chịu
Khi da bị kéo căng quá mức, mẹ bầu sẽ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ bầu nên sử dụng các loại quần áo làm từ vải cotton, tránh mặc các loại vải thô, cứng, làm từ sợi tổng hợp dễ gây kích ứng da. Mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng, hãy pha nước ở độ ấm vừa đủ. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng sữa tắm và kem dưỡng chứa cồn hoặc các chất dễ làm khô da.
Mẹ bầu có thể giảm cảm giác ngứa trên da bằng cách massage nhẹ nhàng các dưỡng chất, tinh dầu kháng khuẩn lên các khu vực bị căng, ngứa. Ngoài ra, có thể dùng một chiếc khăn lạnh để chườm lên các vùng da này trong 5-10 phút cũng có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
3.2 Duy trì cân nặng hợp lý
Một cách khá đơn giản để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện là giữ cho cơ thể không tăng cân quá nhanh trong suốt thai kỳ. Nhưng để làm được điều này, mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Mẹ bầu nên bổ sung một số loại thực phẩm giúp kích thích sản sinh các sợi protein đàn hồi dưới da như rau xanh, bơ, đậu, cam, chanh…
Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da, tăng cường tuần hoàn máu và luyện tập đều đặn mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho làn da săn chắc, khỏe mạnh.
3.3 Sử dụng kem dưỡng
Việc phát hiện dấu hiệu bị rạn da trước khi các vết rạn kịp lan rộng và biến thành sẹo thì mẹ bầu có thời gian để chăm sóc da, đẩy lùi và ngăn chặn quá trình hình thành những vết sẹo rạn xấu xí trên da.
Sử dụng các loại dầu dưỡng có chiết xuất từ tự nhiên có thể giúp phòng ngừa và giảm rạn da khi mang thai rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi mang thai da của mẹ bầu tương đối nhạy cảm nên cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn các loại dầu chống rạn da để sử dụng trong thai kỳ.
Một số thành phần tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa và giảm rạn da mà mẹ bầu có thể tham khảo:
- Dầu tự nhiên: như dầu đậu nành, dầu hoa rum, dầu hạt hướng dương, dầu hạt lựu,, dầu hạt chia có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và phục hồi hàng rào bảo vệ da, cải thiện các cấu trúc dưới da, làm mờ sẹo và cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả
- Các loại tinh dầu thiên nhiên: như tinh dầu oải hương, tinh dầu lá hương thảo, tinh dầu cúc vạn thọ, tinh dầu hoắc hương… có chhứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng da và làm sáng đều màu da.
- Vitamin A và E có nguồn gốc tự nhiên: từ dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da và giảm thiểu sự hình thành của sẹo rạn.
Dầu hạt hướng dương có khả năng đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.
- Chất chống oxy hóa tự nhiên: từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương… giúp cải thiện hệ miễn dịch của da, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.
Để có thể ngăn ngừa vết rạn da một cách tốt nhất, mẹ bầu nên sử dụng dầu dưỡng từ những tháng đầu tiên của thai kỳ đều đặn mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng. Khi sử dụng dầu dưỡng, mẹ nên massage dầu lên bụng và các vùng da dễ bị rạn để dưỡng chất có thể thấm sâu vào các cấu trúc da bên dưới. Với những trường hợp vết rạn xuất hiện quá nhanh, các vết rạn ảnh hưởng nhiều thì mẹ nên khi khám tại các phòng khám da liễu uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.